Ngày đăng: 12/01/2019

Phong tục sắm lễ cúng ông công ông táo như thế nào?

Đầu tiên trong chuỗi văn khấn tết đó là ông công ông táo, ngày này chính thức bước vào những ngày tết để chuẩn bị kết thúc năm cũ chào đón năm mới.

Theo truyền thuyết, hằng năm, Táo Quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện-Ác của loài người. Sau đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Vì thế trong văn khấn cúng rằm tháng giêng cũng nhắc đến nhiều phong tục và quan niệm của người Việt nhất là thần Táo hay còn gọi là vua bếp. 3 vị này thường định đoạn cát hung, phước đức cho gia đình, xem gia đình làm đúng đạo của lý của gia chủ và những người trong nhà.

Phong tục sắm lễ cúng ông công ông táo như thế nào?
Phong tục sắm lễ cúng ông công ông táo như thế nào?

Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Theo chuyên gia phong thủy mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ gồm có ba bộ mã, hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai Táo ông và một bộ đàn bà tượng trưng cho Táo bà. Tục lệ khi mua đồ cúng ông Táo, tùy vào năm theo ngũ hành mà chọn màu sắc của áo, mũ, hia tương ứng, ví dụ như năm hành kim dùng màu vàng, hành thủy dùng màu xanh…

Không nhất thiết phải cầu kỳ, nhưng phải đầy đủ món canh, món xào, xôi, giò chả, chè kho, hoa quả, thịt luộc, quả cau, lá trầu, gạo, muối, rượu và 1 lọ hoa nhỏ hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc).

Đọc văn khấn ông công ông táo thường được tiến hành trước 12 giờ ngày 23 tháng chạp bởi dan gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

Các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời. Ngoài cá chép vàng truyền thống, trên thị trường còn có cá chép Nhật vàng, cá chép ngũ sắc… Thậm chí có những nhà ưu tiên chọn cá chép giấy để hóa luôn cùng quần áo và tiền vàng.