Ngày đăng: 13/08/2015

Trung Quốc buôn bán nội tạng người

Báo chí đưa nguồn tin the gioi đó là một quyết định mà cả đời bà Lian Ronghua không thể nào tưởng tượng nổi. Bà sẽ phải lựa chọn giữa hai đứa con trai, đứa nào sống và đứa nào chết.
Li Haiqing, 26 tuổi, đã quyết định nhường cơ hội được cấy ghép thận cho em trai 24 tuổi của mình.

Li Haiqing, phải, đã quyết định nhường cơ hội được cấy ghép thận cho em trai 24 tuổi của mình. Ảnh: BBC

Phải lựa chọn ai trong số hai đứa con mình được sống là quyết định không gì đau đớn hơn với một người mẹ. Cả hai đứa con trai của bà đều mắc chứng uraemia gây ra suy thận nhưng chỉ có một trong hai đứa có thể nhận thận từ mẹ, vì chồng bà bị huyết áp cao và không thể hiến thận.

>>> Theo dõi cách làm bánh trung thu tại nhà.

“Tôi không hiểu nổi vì sao cả hai con trai của tôi đều có bệnh”, bà nói khi nước mắt lăn dài trên má. Cuối cùng vào đầu năm nay, con trai trưởng của bà, Li Haiqing, 26 tuổi, đã quyết định nhường cơ hội được cấy ghép thận cho em trai 24 tuổi của mình.

“Tôi muốn cho em mình thận vì nó còn trẻ và có cơ hội phục hồi tốt hơn. Tất nhiên tôi cũng hy vọng tôi tìm được thận trước khi quá muộn. Nhưng nếu không, tôi cũng vẫn sẽ tiếp tục lọc máu”, Haiqing nói.

Cậu đã buộc phải thôi học vì bị bệnh. Tuy nhiên cơ hội để Haiqing được cấy ghép rất mong manh bởi Trung Quốc đang rất thiếu nội tạng để cấy ghép.

Cung không đủ cầu

Nhiều người Trung Quốc chấp nhận mua thận ngoài chợ đen vì nguồn cung cấp nội tạng từ chính phủ thiếu hụt, trong khi những người không đồng ý phải chờ đợi trong hy vọng mong manh.

Theo BBC, trong nhiều năm qua, chính phủ Trung Quốc đã phải sử dụng nội tạng lấy từ các tử tù để có thể đáp ứng nhu cầu trong nước. Trước sự lên án của quốc tế, Bắc Kinh tuyên bố việc này đã chấm dứt vào đầu năm nay, nhưng các quan chức thừa nhận sẽ rất khó khăn để tuân thủ. Giờ đây chính phủ phải dựa hoàn toàn vào việc hiến tặng nội tạng tự nguyện.

Trung Quốc đã phải sử dụng nội tạng lấy từ các tử tội để có thể đáp ứng nhu cầu trong nước

Trung Quốc từng phải sử dụng nội tạng lấy từ các tử tù để có thể đáp ứng nhu cầu trong nước. Ảnh: AFP

Các nhà chức trách đã xây dựng một ngân hàng quốc gia nhằm phân phối nội tạng đến những người thích hợp và cần nhất. Tuy nhiên nhiều nhà phê bình cho rằng hệ thống ngân hàng này đang bị lạm dụng và những người có quan hệ thường được ưu tiên trước.

>>> Cung học bí quyết lam dep hiệu quả.

Vấn đề lớn nhất đối với chính phủ lúc này là việc thuyết phục người dân hiến tặng nội tạng.

Nhiều người Trung Quốc tin rằng thi thể người đã mất là thiêng liêng và cần được chôn cất nguyên vẹn để thể hiện sự tôn trọng với tổ tiên. Vì lý do này, tỷ lệ người hiến nội tạng ở Trung Quốc rơi vào mức thấp nhất thế giới, chỉ 0,6 trên một triệu người. Ở Tây Ban Nha, tỷ lệ này 37 trên một triệu người.

“Chợ đen” phát triển

Chính phủ cho hay sẽ có hơn 12.000 ca cấy ghép được thực hiện vào năm nay, tăng lên so với khi nội tạng của tù nhân còn được sử dụng để phẫu thuật. Tuy nhiên, với ước tính khoảng 300.000 người sẽ cần nội tạng để cấy ghép, nhu cầu khổng lồ này đã giúp thị trường “chợ đen” phát triển mạnh mẽ.

Một thanh niên bán thận 21 tuổi, giấu tên, cho hay mình đồng ý bán thận với giá 7.000 USD để trả nợ ứng dụng. Anh này miêu tả về một thế giới bí ẩn, nơi những kẻ buôn bán nội tạng người tổ chức những giao dịch thông qua mạng Internet.

“Lúc đầu, tôi được đưa đến một bệnh viện, nơi họ thu thập các mẫu máu và tiến hành các bước kiểm tra”, anh kể. “Sau đó tôi phải chờ tại một khách sạn trong vài tuần cho đến khi họ tìm thấy người thích hợp”.

“Rồi một hôm có xe đến đón tôi. Người lái xe yêu cầu tôi bịt mắt. Chúng tôi đi xe khoảng nửa giờ trên một con đường gập ghềnh. Khi được gỡ bịt mắt, tôi thấy mình ở một trang trại. Bên trong có nhà phẫu thuật với đầy đủ thiết bị, các bác sĩ và y tá mặc đồng phục”, anh kể tiếp. “Người phụ nữ nhận thận của tôi ở đó cùng với gia đình. Chúng tôi không nói gì với nhau. Tôi cảm thấy sợ hãi nhưng sau đó các bác sĩ tiến hành gây mê. Tôi tỉnh dậy trong một trang trại khác và thận của tôi đã mất. Người mua muốn được sống và tôi muốn có tiền”.

Trường hợp của nam thanh niên trên đã hé lộ bức màn bí ẩn về những vụ buôn bán trái phép béo bở mà ở đó những kẻ buôn nội tạng người sử dụng chiến thuật kiểu quân đội để trốn trong bóng tối.

Một trong những người không mua thận trái phép là Li Haiqing. Dù rất muốn được cấy ghép nhưng anh cho biết sẽ chỉ chấp nhận một quả thận hợp pháp. Trong khi chờ đợi cuộc phẫu thuật, anh phải đến bệnh viện 3 lần một tuần để lọc máu.

Haiqing ước mơ xây dựng một sự nghiệp kinh doanh thành công thế nhưng giấc mơ ấy có thể chẳng bao giờ thành sự thật. Cuộc sống của anh lúc này đang ngừng lại. Giống như nhiều người khác ở đây, Haiqing sợ rằng mình sẽ chết trước khi được cấy ghép.