Ngày đăng: 17/07/2017

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản ở trẻ

Bên cạnh những vi khuẩn hoạt động từ bên trong mũi và họng kể trên, viêm phế quản ở trẻ em cũng là hệ quả của việc trẻ thường xuyên hít phải bụi bận, khói xăng xe, thuốc lá hay một số hơi độc. Nếu kéo dài tình trạng môi trường bên ngoài như thế này, bệnh của trẻ rất dễ trở thành mãn tính. Việc chăm sóc con giải đoạn nầy cần cẩn thận và chăm chút như để ý đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vậy

Ngoài ra, trẻ tắm quá lâu, tắm nước quá lạnh, ngồi điều hòa hay đứng trước máy lạnh sai cách cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phế quản.
Triệu chứng và nguyên nhân

Theo các bác sĩ, virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản giai đoạn đầu, thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho, sổ mũi. Sau đó nếu không được điều trị tích cực và do sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm cho cuống phổi sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, kích thích trẻ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch.

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt chiêu cho con bú đúng cách

Nếu trẻ có những biểu hiện trên cùng với sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần, có thể trẻ đã bị viêm phế quản.

Trẻ ho nhiều, đau rát cổ họng và có đờm đục hoặc đờm màu vàng hay xanh. Ngoài sốt, trẻ có thể bị đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn trớ.

Viêm phế quản còn có thể do nguyên nhân trẻ hít phải bụi bẩn, khói thuốc lá.
Phòng bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ em như thế nào?
– Khi bé bị sổ mũi thì bố mẹ cần lấy nước mũi cho bé thường xuyên. Dùng tăm bông đưa vào lỗ mũi để các chất dịch nhầy dính vào và rút ra.

– Nhỏ nước muối sinh lý để sạch khuẩn và vệ sinh phía trong mũi cho trẻ

– Không nên mặc quá nhiều áo cho bé làm cho bé nóng, không khí trong phòng không được quá khô. Nếu cần thiết phải tạo ẩm cho không khí

– Không để cho bé hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm rát phế quản nên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nguy cơ nhiễm viêm tiểu phế quản là rất cao.

– Cố gắng cách ly với nguồn bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh để tránh lây lan