Ngày đăng: 13/10/2015

Tàu tên lửa hiện đại lần đầu tiên được Việt Nam cho “ra lò”

Những năm qua, Tổng Công ty (TCT) Ba Son đã nỗ lực vượt khó vươn lên làm chủ công nghệ, cho “ra lò” loạt tàu tên lửa hiện đại đầu tiên tại Việt Nam.

Xem quoc phong viet nam tại đây
Tin tức từ báo Nhân dân, được Bộ Quốc phòng và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (CNQP) giao nhiệm vụ thực hiện Hợp đồng đã ký với Liên bang Nga về chuyển giao công nghệ đóng loạt tàu tên lửa tiến công nhanh Molniya “tia chớp” (hay còn gọi là tàu M); mặc dù còn gặp không ít khó khăn, song những năm qua, đội ngũ cán bộ, công nhân, người lao động Tổng Công ty (TCT) Ba Son đã nỗ lực vượt khó vươn lên làm chủ công nghệ, cho “ra lò” loạt tàu tên lửa hiện đại đầu tiên tại Việt Nam.

tau-ten-lua1
Lễ bàn giao tàu tên lửa M3, M4 cho quân chủng Hải quân Việt Nam. 

Lần đầu tiên công nhân Việt nam làm chủ thiết kế-công nghệ tên lửa hiện đại

Đại tá Nguyễn Mạnh Lân, Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật TCT Ba Son, kiêm Trưởng ban điều hành Dự án đóng mới tàu M, cho biết: Từ năm 2004, bước vào thực hiện dự án, từ khâu tiếp nhận bản quyền ở Liên bang Nga, cho đến quá trình triển khai thực hiện đóng mới tàu M tại TCT Ba Son, đơn vị gặp không ít khó khăn.

Vì đây là loại tàu chiến được tích hợp nhiều giải pháp thiết kế và công nghệ hiện đại, khi đóng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ kỹ thuật của nhà thiết kế.

Lần đầu loạt tàu chiến hiện đại, có giá trị cao (khoảng 3.000 tỷ đồng/chiếc), được đóng mới, hiệu chỉnh thử nghiệm tại Việt Nam, do chính người Việt Nam thực hiện.

Trong khi đó, phần lớn trang, thiết bị của đơn vị đã qua sử dụng nhiều năm, công nghệ lạc hậu; đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật (CNKT) lần đầu tham gia dự án; TCT lại đang trong thời điểm thực hiện quy hoạch phải di dời, mặt bằng sản xuất bị thu hẹp…

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, TCT đã coi trọng lựa chọn, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trong đó, chọn cử cán bộ, nhân viên kỹ thuật sang nước bạn học tập công nghệ đóng tàu M theo các độ tuổi thích hợp, để vừa áp dụng được ngay, vừa bảo đảm tính kế thừa, đào tạo lại sau này. Đề xuất, lựa chọn sử dụng chuyên gia nước ngoài bảo đảm đúng người, đúng việc, đúng thời điểm.

Khi tiếp nhận bạn chuyển giao bản quyền còn những bất cập như: chưa hiệu chỉnh thay đổi mới nhất về thiết bị, thiết kế và chưa tính đến điều kiện khí hậu, thời tiết khi đóng tàu M ở Việt Nam, TCT đã chủ động chuẩn bị các phương án công nghệ thay thế phù hợp.

Nhất là, lần đầu tại Việt Nam làm chủ công nghệ hàn ti-tan; đây là loại vật liệu đắt tiền, yêu cầu cao trong bảo quản, vận chuyển gia công. Ngay cả ở nhà máy chuyển giao công nghệ cũng không có nhiều thợ hàn được vật liệu này.

Bắt tay vào thử nghiệm, đơn vị gặp nhiều khó khăn, ngay cả thợ hàn giỏi, đạt“bàn tay vàng”, từng hàn trên sản phẩm đóng tại nước bạn nhưng cũng không thành công.

Sau nhiều lần nghiên cứu, thử nghiệm, đến nay TCT đã làm chủ công nghệ, chế tạo được máy hàn ti-tan tự động, đưa vào sản xuất tạo ra loạt sản phẩm ổn định về chất lượng, thẩm mỹ và bảo đảm tiến độ.

Cùng với đó, TCT nghiên cứu, thử nghiệm thành công việc ứng dụng các loại vật tư trong nước thay thế tương đương hoặc tốt hơn một số vật tư đặc chủng ngoại nhập, như: Sử dụng lưới làm bằng sợi Polypropylene có tại thị trường trong nước để chế tạo lưới lọc khí trong hệ thống hút gió máy chính; chi tiết này nếu mua của nước ngoài giá khoảng 1,2 triệu USD.

Hoặc sử dụng thiết bị Easy laser (công nghệ laser) cùng với việc tự thiết kế chế tạo các đồ gá để lắp ráp hệ động lực và lắp các mặt phẳng chuẩn, bảo đảm độ chính xác cao trong kiểm tra và hiệu chuẩn hệ thống vũ khí, khí tài.

Thiết bị này nếu mua theo yêu cầu bản quyền giá khoảng năm tỷ đồng. Đồng thời, chế tạo thành công các thiết bị máy móc, công nghệ mới như: hoán cải máy uốn thép hình thành máy chạy gờ đối với các hệ thống ồn; thiết bị tạo gân gia cường cho vật liệu hợp kim nhôm có độ dày đến 3 mm; thay thế các trang thiết bị trinh sát, phát hiện tác nhân phóng xạ…

Có thể khẳng định, việc đóng thành công loạt tàu tên lửa hiện đại đầu tiên tại Việt Nam đã tạo bước đột phá trong làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự hiện đại, không chỉ khẳng định năng lực của nền sản xuất CNQP, Tổng cục CNQP, mà còn góp phần nâng cao chất lượng, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Hải quân, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.
Xem truc tiep xo so mien trung tại đây

Uy lực tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam

Theo báo Tiền Phong, trước đó Tổng Công ty Ba Son bàn giao cặp tàu tên lửa Molniya thứ hai, số hiệu 379 và 380 cho Quân chủng Hải quân. Cặp tàu tên lửa này được khởi đóng từ tháng 10/2011, đã nhiều lần thử nghiệm bắn đạn thật trên biển thành công cấp Quân chủng Hải quân và Bộ Quốc phòng.

Molniya thuộc dự án 1241.8 là tàu tên lửa tấn công nhanh tốc độ cao, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương lớn hơn nó gấp nhiều lần.

tau-ten-lua
Tàu tên lửa Molniya thuộc dự án 1241.8 là tàu tên lửa tấn công nhanh tốc độ cao.

Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ (dài 56,1m, rộng 10,20m, mớn nước (toàn tải) 2,14m, vận tốc 35 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người) nhưng tàu tên lửa Molniya Project 1241.8 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương.

Tàu có lượng giãn nước lớn nhất 563 tấn, trang bị 16 tên lửa Kh-35 Uran-E, tầm bắn 130 km, pháo tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm, tầm bắn 15 km, tốc độ 130 viên/phút và 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M với tốc độ bắn 5.000 viên/phút.

Tàu Molniya được trang bị hệ thống radar mạng pha 3 chiều Pozitiv-ME1 trinh sát mục tiêu trên không và trên biển.

Radar có một số tính năng gồm: phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1km từ cự ly 110km; phát hiện tên lửa chống tàu có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay độ cao 15m ở cự ly 15km; theo dõi 15 mục tiêu đồng thời và khóa 3-5 mục tiêu cùng lúc.

Ngoài ra, tàu còn trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống điều khiển hỏa lực (pháo, tên lửa), hệ thống đối phó điện tử…
Xem chuyen cua sao tại đây