Ngày đăng: 27/11/2015

Sơn Tùng M-TP và nỗi lợ

Những góc khuất ít biết của son tung mtp từ khi còn là chàng trai vô danh trở một ngôi sao được anh bộc bạch chân thành trước thềm liveshow quan trọng của mình.

1

Tôi còn nhớ như in phản ứng của bố mẹ khi lần đầu tiên nghe con trai mình nói muốn vào Sài Gòn lập nghiệp như gil lê. Lúc đó, cả hai người đều chỉ cười, xem lời nói này cứ như là của một thằng trẻ con thiếu suy nghĩ, và cho qua. Bố còn bảo: “Thôi, trò con nít, đừng có nói nhiều”. Năm đó, tôi học lớp 11.

Bố là người vô cùng bảo thủ, khó tính và rất dễ bị ảnh hưởng từ người khác. Bên cạnh đó, vì ngày xưa ông thường đi làm xa, trong khi tôi ở nhà được gần mẹ nhiều hơn nên tính tình bố con không hợp nhau lắm.  Theo nguồn tin tức, với suy nghĩ chung của những bậc phụ huynh truyền thống, bố chỉ muốn tôi đi theo con đường kinh doanh an toàn, làm công việc bàn giấy và có một cuộc đời ổn định.

Đến cuối năm lớp 12, tôi có nói một câu mà bố không bao giờ ngờ tới đó là: “Con muốn thi âm nhạc thôi, không muốn thi kinh tế vì đó không phải điều con thực sự đam mê”. Lúc đó, ông thực sự ngạc nhiên khi thấy lần đầu tiên thằng Tùng gồng mình lên như thế. Bữa tối hôm ấy, chúng tôi không ngồi ăn cơm với nhau…

Khoảng thời gian “chiến tranh lạnh” với bố là lúc tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi và bế tắc. Với vị trí người ở giữa, mẹ luôn phải đứng ra hòa giải cho hai bên. Những lần sau đó, mỗi khi lặp đi lặp lại câu chuyện thi vào Nhạc viện thành phố, cả hai bố con vẫn cãi nhau. Nhưng theo thời gian, vấn đề này cũng dần trở thành thói quen. Tôi dần cảm giác bố không còn bực mình nhiều như trước nữa và đến một ngày, ông cho tôi một cơ hội.

Đêm tôi gói gém hành lý lên đường, bố có nói một câu mà cả đời tôi không bao giờ quên được: “Giờ thì con đã chọn đi con đường này thì sướng khổ hay vui buồn gì con sẽ phải là người chịu trách nhiệm. Bố mẹ không muốn bắt con suốt ngày đi theo những lời nói của bố mẹ vì con đã 18 tuổi rồi, có những suy nghĩ, ước mơ và con đường riêng. Chỉ là sau này khổ sở, đừng quay lại trách bố mẹ”.

Sau câu nói đó, tôi chỉ biết gồng mình trả lời “Vâng, con biết rồi” để bố mẹ cảm thấy yên lòng, chứ thực sự vẫn không biết điều gì đang chờ mình ở phía trước.

2

Buổi sáng hôm lên đường, gia đình tôi dậy khá sớm. Sau khi ăn sáng, bố lái xe đưa cả nhà từ Thái Bình ra sân bay Hải Phòng tiễn tôi. Khoảng 15 phút đầu, mọi người nói chuyện với nhau khá rôm rả, ôn lại nhiều chuyện vui.  Cập nhật kqbd hôm nay tại đây. Nhưng sau đó không khí lại lặng xuống, không ai nói với ai câu gì nữa. Tôi quay mặt đi chỗ khác, nhìn xa xăm ra ngoài cửa sổ, cảm thấy sao lúc trước mình kiên quyết đấu tranh với bố mẹ hùng hồn lắm, mà khoảnh khắc này lòng thấy yếu đuối vô cùng…

Tôi đeo tai nghe, cố ngăn cho nước mắt không rơi vì biết rõ, chỉ một người khóc thôi là cả nhà sẽ xiêu lòng, chùn bước. “Bây giờ phải đi thôi, nếu không, ước mơ và đam mê này, ai sẽ là người làm giúp mình? Nếu không phải là bản thân thì không là ai khác nữa”, tôi nhủ thầm.

Khi đặt chân đến sân bay Hải Phòng, tôi có cảm giác chiếc ba lô trên vai lúc này không chỉ đơn thuần là nặng áo quần và còn nặng cả trọng trách, tương lai và sự tin tưởng của bố mẹ. Suốt quãng đường bay, tôi thấy lạ lẫm với nhiều thứ lắm, từ những đám mây nhiều hình thù đến cây cối, nhà cửa bé tí bên dưới… mọi thứ đều rất lần-đầu-tiên. Trong đầu tôi xuất hiện nhiều suy nghĩ hỗn độn: “Không biết bố mẹ đã về nhà chưa? Bố mẹ có nhớ mình không? Khi tới sân bay thì ai sẽ đón mình, lỡ bị lạc thì thế nào? Khi vào nhạc viện, các thầy cô có khó tính không? Sau này, ai sẽ chăm lo nhắc nhở mình như khi còn ở bên bố mẹ? Ai sẽ bảo vệ mình khi bị bắt nạt bên ngoài?”.

Lúc đó, tôi chỉ uớc có bố mẹ ngồi cạnh bên để có người bóc trái cây cho ăn, để có người nói thật nhiều bên tai, để không khí không còn lặng lẽ nữa