Ngày đăng: 08/06/2017

Phát ngôn “chuẩn đét” về nợ xấu

Thông tin được trang tin tức hot ghi lại Nợ xấu luôn là vấn đề nhức nhối, nhận được sự quan tâm của dư luận.
Đã từ lâu, tình trạng nợ xấu luôn là một vấn đề nhức nhối đối với nền kinh tế. Thậm chí, nợ xấu từng được ví như “cục máu đông”, có thể khiến cơ thể của nền kinh tế bị “đột quỵ” hoặc “tính mạng đe dạo” như lời ví von của ông Nguyễn Ngọc Phương, đại biểu đoàn Quảng Bình.
Đại biểu Mai Sỹ Diến của đoàn Thanh Hóa thừa nhận, trên thực tế nợ xấu không phải vấn đề cá biệt của riêng quốc gia nào, ngược lại nợ xấu mang tính chất thường xuyên xảy ra đối với hoạt động tín dụng trong cơ chế thị trường. Nói cách khác, không một hoạt động tín dụng nào không có nợ xấu, nên việc xử lý triệt để nợ xấu phấn đấu đến 0% là không thể.


Trước đó, báo cáo tại phiên đầu kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Thống đốc Lê Minh Hưng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về Nghị quyết xử lý nợ xấu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD.
Theo báo cáo của NHNN, tính đến ngày 31.12.2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,8% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế. Còn nếu tính cả nợ xấu tiềm ẩn thì tỷ lệ nợ xấu lên tới 10,08%.
Trong phần giải trình, NHNN cho biết với tỷ lệ nợ xấu là 5,8% thì nợ xấu của TCTD được kiểm soát đặc biệt chỉ chiếm khoảng 30% nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD, 70% số nợ xấu còn lại là nợ xấu của TCTD khác.
“Như vậy, nếu không áp dụng Nghị quyết đối với 70% nợ xấu thì khó thực thực hiện được mục tiêu xử lý nhanh, triệt để nợ xấu, bảo đảm quyền chủ nợ theo định hướng”, NHNN cho biết.
Theo đó, Nghị quyết xử lý nợ xấu lần này có nhiều điểm mới giúp gỡ được nhiều nút thắt hiện nay trong việc xử lý nợ xấu như cho phép bán nợ xấu dưới giá trị sổ sách, đảm bảo quyền của chủ nợ, cho phép VAMC được mua các khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro đang hạch toán ngoài bảng và chuyển đổi các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang mua theo giá trị thị trường…
Nếu được Quốc hội thông qua, Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7.2017, thời gian hiệu lực 5 năm.
Đại biểu Đỗ Văn Sinh đoàn Quảng Trị, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhìn nhận thời gian qua, Chính phủ đã thành lập VAMC mua bán nợ xấu của các TCTD, mặc dù đã quyết liệt thực hiện nhưng VAMC mới chỉ xử lý được 14,5% còn 85,5% tồn đọng do đó thực chất chỉ là đánh bùn sang ao.

Đồng thời chỉ ra một số ngân hàng đang là con tin của các tập đoàn lớn, đây là một vấn nạn hiện nay vì vậy để phát triển hệ thống chính trị cần chung tay xử lý nợ xấu, đặc biệt không có vùng cấm cho các tổ chức, cá nhân vi phạm, thao túng gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.