Ngày đăng: 11/12/2015

Những thay đổi trong 3 tháng đầu mang thai

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn mà bà mẹ thay đổi “chóng mặt” nhất.

Đây là giai đoan bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ của dấu hiệu có thai nhi kéo theo sự thay đổi lớn ở mẹ bầu.

Thay đổi của mẹ

Tuần 1 và tuần 2: Trứng chín bên trong nang trứng, sau đó sẽ có một trứng (hoặc một số trứng trong trường hợp đa thai) của những nang phát triển rụng và bắt đầu di chuyển xuống ống dẫn trứng, thường là từ ngày 14 tới 17 của chu kỳ.

Tuần 3: Trứng được thụ tinh sẽ tiếp tục di chuyển xuống ống dẫn trứng và phát triển lớn hơn khi các tế bào phân chia.

Tuần 4: Khi trứng vào tới bên trong và tiếp xúc với tử cung, mẹ có thể bị ra máu một chút, tuy nhiên chuyện này không đáng lo ngại. Tế bào của em bé và nhau thai tiếp tục phát triển và thiết lập đường nói với ‘nguồn cung cấp máu’ từ cơ thể mẹ.

Tuần 5: Trong tuần đầu tiên của tháng thứ 2, thường mẹ sẽ phát hiện ra mình bị chậm chu kỳ kinh nguyệt. Tiếp đó, mẹ có thể sẽ cảm thấy đau hai bên ngực. Những triệu chứng mệt mỏi, ốm nghén cũng bắt đầu xuất hiện.

Tuần 6-12: Cơ thể tuy không thay đổi quá nhiều bên ngoài nhưng mẹ có lẽ sẽ cảm thấy các triệu chứng ốm nghén rõ rệt nhất.

Đến cuối tháng thứ 3: Tử cung mở rộng và phần bụng nhô ra có thể cao gần tới rốn.

Sự phát triển của thai nhi

Theo những tổng hợp từ từ trang tin tuc phu nu Tuần 2 và tuần 3: Thai nhi phát triển từ một tế bào trứng và gen di truyền từ tinh trùng lúc này có hình dạng như một ‘quả bóng nhỏ’ có kích thước vài trăm tế bào. Thông thường sẽ mất 4 ngày để trứng di chuyển qua ống dẫn trứng và vào ‘làm tổ’ trong tử cung.

Tuần 4: Trong tuần thứ 4, nếu nhìn qua kính hiển vi thì thai nhi vẫn chỉ là một cụm tế bào nhưng thực tế hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, bộ xương, cơ bắp và hệ thống máu đã bắt đầu phát triển.

Tuần 5: Lúc này thai nhi không còn trông giống một ‘quả bóng’ nữa mà có hình giống một ‘cái ống cuộn tròn’ hơn. Một đầu của ống sẽ dần hình thành phần đầu em bé và giữa 2 đầu ống, các tủy sống bắt đầu hình thành. Tim và các cơ quan chính khác cũng bắt đầu phát triển nhanh chóng trong tuần này.

Tuần 6: Chiều dài của thai nhi trong tuần thứ 6 được gần khoảng 1,25 cm. Cánh tay và chân bắt đầu dài ra. Mũi và mắt dần có hình dạng rõ ràng. Trái tim bắt đầu đập mạnh vào cuối tuần thứ 6, nhịp đập vào khoảng 150 – 160 lần trên phút. Cột sống hoàn toàn hình thành.

Tuần 7: Não của thai nhi phát triển nhanh chóng với khoảng 100,000 tế bào thần kinh được hình thành mỗi phút. Các tế bào này sẽ dần phân chia và hình thành những dây thần kinh đầu tiên trong hệ thần kinh trung ương của bé.

Tuần 8: Vào cuối tháng thứ 2, thai nhi đã dài khoảng gần 2,5 cm. Trong cơ thế nhỏ bé lúc này, các bộ phận chính gần như đã hoàn chỉnh. Thai nhi lúc này có thể hình dung như một em bé ‘siêu nhỏ’.

Tuần 9: Các dây thần kinh và cơ bắp song song phát triển nên lúc này em bé thậm chí có thể uốn cong một cánh tay, tuy nhiên mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được những vận động nhỏ này. Ngón tay và ngón chân bé xíu cũng bắt đầu xuất hiện khi thai nhi 9 tuần tuổi.

Tuần 10: Thai nhi lúc này dài khoảng gần 5 cm. Nếu mẹ có thể nhìn thấy bên trong bụng mình lúc này thì thậm chí sẽ thấy được mắt cá chân và cổ tay của bé. Trong tuần này, tuyến giáp và túi mật cũng bắt đầu hoạt động.

Tuần 11: Thai nhi đã có chu kỳ ngủ và thức đều đặn, thông thường dài từ 5 tới 10 phút. Các cơ quan hầu như đã hoàn thiện hình dạng và chức năng, tóc cũng bắt đầu mọc ra.

Tuần 12: Cuối tháng thứ 3, tất cả các hệ thống cơ quan chính đã hình thành. Em bé sẽ dài khoảng 7,5 cm. Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn cho biết vào lúc này đã có thể phát hiện ra sự đa dạng trong tính cách của thai nhi, ví dụ như bé trầm tĩnh hay nghịch ngợm, có thích mút ngón tay hay không.