Ngày đăng: 21/06/2021

European Super League: Cuộc chiến “ngoài vòng pháp luật”

Ngày Chủ nhật (18.4), một giải đấu mới ở Châu Âu được tuyên bố khai sinh. Tuy nhiên, cái tên “Siêu giải đấu” (European Super League) đầy sức mạnh lại không thuộc về hay do bất kỳ tổ chức nào hình thành. Đó là quyết định của 12 đội bóng đến từ 3 trong số 5 giải vô địch quốc gia hàng đầu Lục địa già – Premier League, La Liga và Serie A. Top ghi bàn bóng đá  Ý – Vua phá lưới Serie A 2020/2021 mới nhất

Đứng trước ý tưởng cách mạng và những cái bắt tay để “khởi nghĩa” này, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn bóng đá Châu Âu (UEFA) mạnh mẽ phản đối. Ngoài ra, Cập nhật kết quả bxh bóng đá Pháp hôm nay nhanh chính xác chuẩn nhất nhé.

European Super League: Cuộc chiến “ngoài vòng pháp luật”

Những kẻ “ngoài vòng pháp luật”

Không bất ngờ khi Real Madrid là một trong những đội cầm đầu dự án này. Chủ tịch Florentino Perez của đội bóng Hoàng gia cũng trở thành “ông trùm” đầu tiên của European Super League (ESL), với nhóm còn lại gồm Barcelona, Atletico Madrid, AC Milan, Inter Milan, Juventus, Arsenal, Chelsea, Liverpool, Manchester City, Manchester United, Tottenham. Có thể sẽ có thêm 3 đội nữa đồng ý tham gia vào nhóm sáng lập.

Họ đã đi trước một bước, bởi trong ít ngày tới, UEFA cũng sẽ có quyết định chính thức về những thay đổi ở trận cauvip Champions League – giải đấu bị cho là chịu sự đe dọa của ESL nếu không đổi mới. Trong giai đoạn vừa qua, trước kế hoạch của nhóm nhà giàu và quyền lực, cả UEFA lẫn FIFA đều có cảnh báo, phản đối lẫn đe dọa về việc sẽ cấm các câu lạc bộ, cầu thủ “xung phong” tham dự giải đấu thuộc quyền 2 tổ chức này. Thế nhưng “sợ cấm đoán” không còn trong từ điển của họ. Thứ mà 2 cơ quan quyền lực to nhất của bóng đá thế giới sợ lúc này chính là sự tồn vong của… chính mình. Trong thông báo chính thức hôm Chủ nhật, ESL nhấn mạnh: “Sự hình thành của Super League diễn ra vào thời điểm đại dịch toàn cầu đã đẩy nhanh sự bất ổn trong mô hình kinh tế bóng đá Châu Âu hiện có. Đại dịch đã chỉ ra rằng, cần phải có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận thương mại bền vững để nâng cao giá trị và hỗ trợ vì lợi ích của toàn bộ cấu trúc bóng đá Châu Âu”.

Trên thực tế, nhiều câu lạc bộ trong số này rơi vào khó khăn về tài chính, buộc phải cắt giảm lương cầu thủ, giảm bớt nhân sự trong bộ máy vận hành và thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản. Nhưng đáng nói hơn cả, khi Premier League vẫn là giải đấu được đánh giá là mang lại nguồn thu lớn nhất, công bằng nhất cho các câu lạc bộ thì trong 12 thành viên sáng lập vẫn có đến 6 đại diện đến từ xứ sở sương mù.

Có phải “lợi ích nhóm”?

Cũng trong thông báo của mình, ESL muốn tổ chức các cuộc thảo luận với UEFA và FIFA để cùng nhau hợp tác, nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho giải đấu mới và cho bóng đá nói chung. Họ cũng cam kết hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, sức mạnh của các Cúp Châu Âu qua mỗi mùa giải, tạo ra thể thức cho các câu lạc bộ và cầu thủ hàng đầu thi đấu thường xuyên.

Nghĩa là, mục đích của họ ngoài vấn đề thu nhập vẫn nâng cao chất lượng bóng đá. Nhưng UEFA, không chỉ lo sợ về việc Champions League bị thay thế, sớm có tuyên bố mang tính “tuyên chiến”, và nhắc cả tên FIFA để làm dày thêm sức nặng về án phạt cho những đội bóng dám “ly khai”.

Vấn đề đặt ra là, nhóm các đội bóng lớn hướng tới mục đích tài chính nhưng chỉ xây dựng cho giải đấu có 20 câu lạc bộ hàng đầu. Dù Don Perez nói ESL sẽ giúp đỡ cho bóng đá ở mọi cấp độ và đặt vào đúng với vị trí của bóng đá, đồng thời thỏa mãn người hâm mộ, nhưng vẫn có người không tin rằng hàng trăm đội bóng khác ở Châu Âu, hàng nghìn câu lạc bộ trên thế giới sẽ được hưởng lợi.

Chất lượng các trận đấu có thể rất cao nhưng nó không phục vụ cho lợi ích chung, như nhà báo Jonathan Liew của tờ Guardian viết: “Đây là một ý tưởng mà chỉ có thể được nghĩ ra bởi một người thực sự ghét bóng đá đến tận xương tủy”.

“Sợ” có nghĩa là gì?

Tất nhiên, các bên vẫn cần đàm phán để tìm được sự hài hòa, nhưng ngay cả khi UEFA sớm tuyên bố cứng rắn, giới chuyên môn không chắc rằng những đe dọa đưa ra sẽ khiến 12 đội bóng trên chùn bước. Ngược lại, Don Perez đang được ví von với hình ảnh của nhân vật siêu ác nhân Thanos, với cú búng tay hạ gục cả FIFA lẫn UEFA.

Có cấm được họ? Và nếu thực sự cấm được, hãy hình dung xem dòng tiền từ các nhà tài trợ, bản quyền truyền hình sẽ chảy về đâu, giữa giải đấu của “quý tộc ngoài vòng pháp luật” và giải đấu vẫn là Champions League nhưng chỉ là sự hiện của các câu lạc bộ  tầm trung?

Bị cấm tham dự các giải đấu của UEFA và FIFA ư? Karim Benzema lại chẳng vui quá, trong khi các Liên đoàn bóng đá thành viên của FIFA có chấp nhận gạt bỏ những ngôi sao hàng đầu khỏi đội tuyển quốc gia? Có một cảm giác bất cần nào đó từ tuyên bố của nhóm câu lạc bộ này… Chắc chắn BXH bóng đá Anh sẽ có nhiều thay đổi đáng kinh ngạc.

Lối mòn của các Liên đoàn và sự đột phá từ các nhà kinh tế cần có sự hài hòa. Nhưng khi vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược, và còn vài năm nữa mới triển khai, hẳn nhiên phía trước còn nhiều kịch hay để xem…

 

"Mong rằng bạn đã tìm thấy bài viết hữu ích và đầy đủ để có thêm thông tin về đội bóng mà bạn yêu thích. Hãy thường xuyên ghé thăm để luôn cập nhật những tin tức mới nhất về bóng đá. Tuy nhiên, lưu ý rằng bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc bạn may mắn và thành công!"