Ngày đăng: 08/10/2015

Chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi

Khi bé được 8 tháng tuổi, một vài chiếc răng của bé bắt đầu mọc lên và bé dã quen dần với thức ăn đặc. Ở giai đoạn cham soc tre so sinh này, ăn dặm, sữa mẹ và sữa bình là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé. Tùy vào nhu cầu của bé, các mẹ có thể chế biến các món ăn phù hợp với bé.

Dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi

Dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi

Bé 8 tháng tuổi cần cung cấp dinh dưỡng với khoảng 500ml sữa/ ngày, khoảng 3 bữa bột/cháo xay (600ml/ngày). Bạn cần tập cho bé ăn đặc dần với 3 bữa bột hoặc cháo xay, bạn nên cho bé ăn đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm: protein, glucid, lipid, vitamin và khoáng chất. Như vậy, mỗi ngày bé cần khoảng 50 – 60g thịt (tôm, cá…), 50 – 60g gạo tẻ trắng, 15g dầu (mỡ), rau xanh, trái cây… Khi cho bé ăn bổ sung, các mẹ cần lưu ý nguyên tắc: ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều và làm quen dần với từng thực phẩm. Bạn cũng nên cho trẻ ăn bổ sung với nhiều loại thực phẩm khác nhau như khoai lang, táo, cà rốt, lê, đào, bí và chuối để kiểm soát những triệu chứng trẻ biếng ăn và dị ứng thức ăn ở trẻ

Đây là giai đoạn mẹ có thể khuyến khích bé chia sẻ bữa cơm với gia đình và giữ bé ngồi lâu hơn một chút bằng cách cho bé sờ nắm thức ăn để tự khám phá. Mẹ đừng sợ bé làm cho bàn ăn trở nên lộn xộn nhé, chính sự lóng ngóng đáng yêu của bé sẽ giúp bé học cách tự lập hơn và thích thú hơn trong bữa ăn. Hãy đặt những miếng thịt gà, chuối, trứng hoặc khoai tây cắt nhỏ bằng hạt đậu trước mặt bé để gây hứng thú. Hãy ngồi bên con và làm cho bữa cơm gia đình trở thành một hoạt động giao tiếp thú vị.

Bạn cần duy trì cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây và thịt say nhuyễn. Những thức ăn này giúp bé dễ nuốt và cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của bé như carbohydrate, protein, vitamin A, vitamin C và chất xơ. Để bổ sung thêm sắt cho bé, bạn có thể cho bé ăn bột ngũ cốc. Bạn có thể tự chế biến món ăn cho bé bằng những thực phẩm hằng ngày của gia đình thay vì mua sẵn thức ăn cho bé được bán tại các cửa hàng. Một ít rau xanh và hoa quả nghiền mềm cộng thêm một chút nước là bạn đã có món ăn ngon đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

>>> Tham khảo sinh con theo y muon tại đây

Bé 8 tháng tuổi cho ăn 3 lần/ ngày. Vì dạ dày của bé còn rất nhỏ, nên mẹ chỉ cho ăn với lượng thích hợp. Bé ở độ tuổi này đã biết cảm giác no, khi nào thấy bé ngừng ăn mẹ tuyệt đối không nên ép bé ăn thêm.

Ở giai đoạn này bé cững không cần nạp một lượng lớn chất đạm vào cơ thể. Ở giai đoạn này, 2 thìa cafe thịt, cá vào bữa trưa hoặc khi bắt đầu từ tháng thứ 9 bé có thể ăn nửa lòng đỏ trứng gà là cung cấp đủ protein cho bé. Khi bé tròn 1 tuổi, bạn có thể cho bé ăn 3 thìa cafe thịt, cá hoặc 1 lòng đỏ trứng. Và bạn cần lưu ý là không được bỏ qua mỡ và các loại dầu trong thực đơn cho bé! Bạn có thể trộn 1 ít bơ khi bạn nghiền rau cho bé ăn. Bơ không chỉ làm tăng thêm hương vị của món ăn mà còn bổ sung vitamin A cho bé. Dầu oliu, dầu cải, lượng cũng là một sự thay thế thông minh, axit béo trong các loại dầu rất tốt cho phát triển trí não ở trẻ.

dinh duong cho tre 8 thang tuoi

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 8 tháng tuổi

– Cháo thịt heo, nấm rơm

+ Nguyên liệu: Cháo/bột gạo, nấm rơm (băm nhuyễn), thịt heo (nạc, băm nhuyễn), dầu ăn, nước (nếu dùng bột gạo)

+ Cách chế biến lam dep: Cho thịt heo vào nấu với nước/hoặc cháo. Cho nấm rơm vào nấu chín, bắc xuống, để bớt nóng. Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé ăn.

– Cháo cá, cà rốt

+ Nguyên liệu: Cháo/bột gạo, cà rốt (luộc chín, tán nhuyễn), cá nạc tươi (hấp chín, tán nhuyễn), dầu ăn, nước mắm, nước (nếu dùng bột gạo)

+ Cách chế biến: Đổ bột vào nước ấm, khuấy đều cho đến khi bột mịn, nhuyễn. Trộn cá, cà rốt, nước mắm, dầu ăn vào cháo/bột đã pha, khuấy đều để nguội và cho bé ăn.

– Cháo đậu hũ – cà chua

+ Nguyên liệu: Cháo/bột gạo, cà chua (bỏ hạt, băm nhuyễn), đậu hũ non (tán nhuyễn), dầu ăn, nước (nếu dùng bột gạo)

+ Cách chế biến: Cho cà chua và đậu hũ vào nước nấu chín, bắc xuống và chờ cho nguội bớt. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều để nguội là có thể cho bé ăn

– Cháo thịt bò – bông cải

+ Nguyên liệu: Cháo/bột gạo, bông cải (bào nhuyễn), thịt bò ( băm nhuyễn), dầu ăn, nước (nếu dùng bột gạo)

+ Cách chế biến: Cho bông cải vào nước, bắc lên bếp đun sôi. Cho thịt bò vào nấu chín, bắc xuống và để bớt nóng. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức

– Cháo trứng gà – dưa leo

+ Nguyên liệu: Cháo/bột gạo, dưa leo (hấp chín, xay nhuyễn), lòng đỏ trứng gà (luộc chín, tán nhuyễn), dầu ăn, nước (nếu dùng bột gạo)

+ Cách chế biến: Đổ bột vào nước ấm, khuấy đều cho đến khi bột mịn, nhuyễn. Trộn lòng đỏ trứng, dưa leo, thêm nước mắm và dầu ăn vào cháo/bột đã pha, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

– Cháo cá diêu hồng, rau muống

+ Nguyên liệu: Cháo/bột gạọ, rau muống (lấy lá, băm nhuyễn), cá diêu hồng (lóc nạc, băm nhuyễn), dầu ăn, nước mắm, hành trắng, nước (nếu dùng bột gạo)

+ Cách chế biến: Phi hành trắng đã băm nhuyễn với dầu ăn cho thơ, cho cá vào xào, cho nước vào đun sôi. Cho rau muống vào nấu chín, bắc xuống và chờ cho nguội bớt. Trộn bột/ cháo vào, khuấy đều và cho bé ăn.

– Cháo tôm – cải bẹ trắng

+ Nguyên liệu: Cháo/bột gạo, cải bẹ trắng (băm nhuyễn), tôm (bóc vỏ, băm nhuyễn), dầu ăn, nước (nếu dùng bột gạo)

+ Cách chế biến: Cho rau vào nước, bắc lên bếp đun sôi. Cho tôm vào đun cho đến khi tôm chuyển sang màu đỏ, bắc xuống và để bớt nóng. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức