Ngày đăng: 26/03/2021

Bài văn khấn đi chùa đầy đủ nhất vào ngày rằm, mùng một

Văn hóa lễ chùa đầu năm đầu tháng của người Việt là nét đẹp rất đỗi thiêng liêng và duy trì từ thời xa xưa đến bây giờ. Tuy nhiên, việc đi lễ chùa sao cho chuẩn, đúng lễ nghi và hợp văn hóa thì không phải ai cũng biết và hiểu. Bài viết dưới đây của but.com.vn sẽ chia sẻ cho bạn cách sắm lễ và văn khấn đi chùa để thể hiện được tấm lòng thành ý và gặp được nhiều may mắn.

Xem thêm: Văn khấn thánh mẫu ở chùa

Nên đi chùa vào những ngày nào trong năm

Nên đi chùa vào những ngày nào trong năm
Nên đi chùa vào những ngày nào trong năm

Phong tục sắm lễ đi chùa vào các ngày lễ chính là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam ta. Con người sống tại tâm, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây được truyền từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên đi chùa vào những ngày nào là phù hợp và đi chùa thì không nên làm gì.

Vào ngày đầu tiên của năm mới là thời điểm thích hợp nhất để đi chùa ngày mà tất cả mọi người đều muốn tìm cõi linh thiêng để cảm tạ cầu mong điều tốt đẹp nhất trong năm. Đi lễ chùa vào ngày này không chỉ là một nét đẹp văn hóa có từ lâu đời của dân tộc ta mà nét đẹp này còn mang nhiều ý nghĩa về tâm linh lẫn tinh thần của người hành lễ. Đến chùa để thể hiện ước nguyện về một năm mới luôn được bình an, hạnh phúc và sung túc.

Bạn nên đi lễ chùa vào ngày đầu tháng, đầu năm. Đây chính là ngày khởi đầu cho tháng mới, năm mới. Nhiều quan niệm rằng, đi chùa vào ngày này sẽ giúp cả tháng được may mắn thuận lợi, gia chủ có sức khỏe dồi dào.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi chùa ngày rằm, ngày giữa tháng. Trong quan niệm dân gian đây là  ngày y nhìn ra trông rộng, ngày mà mặt trăng và  mặt trời có thể nhìn rõ nhau. Từ đó, có thể soi chiếu mọi tâm hồn, đặc biệt là tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó, bạn cũng thể đi chùa vào những ngày thường để vãn cảnh cũng như để tâm thanh tịnh hơn.

Cần sắm lễ vật gì khi đi lễ chùa?

Cần sắm lễ vật gì khi đi lễ chùa?
Cần sắm lễ vật gì khi đi lễ ?

Điều quan trọng nhất khi đi lễ chùa đó là tấm lòng trong sáng và thành kính. Bởi vậy, lễ vật đi chùa nhiều hay ít không thật sự quan trọng. Mặc dù là vậy nhưng khi lễ chùa, bạn cần sắm đầy đủ các lễ vật như sau:

Khi đi lễ chùa, bạn nhớ chỉ nên sắm các lễ vật chay như: hương, hoa tươi và các loại quả, oản hoặc thêm  xôi, chè đều được. Trong quá trình dâng lễ, bạn nên nhớ rằng trên hương án chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tuyệt đối không đặt lễ mặn, thuốc lá…

Bạn chỉ nên đặt lễ mặn như cỗ tam sinh thịt gà, giò, tại ban thờ hay điện thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu mà thôi. Ngoài ra, vàng mã, tiền âm phủ nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu, Đức Ông.

Bài văn khấn đi chùa vào ngày lễ đầy đủ nhất

Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật để dâng lên Phật thì bài khấn cũng đóng vai trò quan trọng. Song, không phải ai cũng có thể hiểu rõ và khấn đúng cách. Dưới đây là bài khấn đi chùa cho từng ban thờ mà bạn nên biết.

Bài Văn khấn đi chùa tại ban thờ Đức Ông – Đức Chúa Ông 

Bài Văn khấn đi chùa Đức Ông - Đức Chúa Ông 
Bài Văn khấn khi đi chùa Đức Ông – Đức Chúa Ông

Văn khấn Đức Thánh Hiền

Văn khấn Đức Thánh Hiền
Văn khấn Đức Thánh Hiền

Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo

Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo
Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo

Một số điều kiêng kỵ khi đi chùa, bạn có biết?

Một số điều kiêng kỵ khi đi chùa, bạn có biết?
Một số điều kiêng kỵ khi đi chùa, bạn có biết?

Chùa chiền là nơi linh thiêng cao quý, nơi thờ các vị thần linh, thánh mẫu, đức Ông. Nên khi đi lễ chùa bạn phải thật cẩn thận cân nhắc tránh tùy tiện để mất đi phúc lộc.

  • Khi thắp hương bạn nên lưu ý từng ý nghĩa khác nhau không phải ai cũng biết như: thắp 3 nén hương sẽ cầu phúc cho bản thân mình, thắp sáu nén hương có ý nghĩa cầu phúc cho con cháu, chín nén hương có ý nghĩa cầu phúc cho cha mẹ, thắp mười ba nén  hương sẽ có ý nghĩa là công đức viên mãn.
  • Bên cạnh đó, tư thế quỳ lạy khi lễ chùa cũng cần được thực hiện đúng. Hai đầu gối phải song song với nhau, hai tay chắp lại và giơ cao bằng miệng thì hãy đọc văn khấn. Sau đó, đưa tay giơ ngang ngực thì mặc niệm. Sau khi đã tiến hành khấn niệm, bạn hãy mở hai bàn tay và cúi sát xuống. Lúc này, đặt hai tay lên bên người và  thân quỳ trên chân. Bước làm này liên tiếp được thực hiện trong 3 lần.
  • Khi đến chùa nhiều người quan niệm rằng việc hái các lá non ở chùa chính là mang lộc về. Tuy nhiên, đây chính là hành động sai lầm, vô cùng không tốt. Nhiều người cho rằng, nếu không cẩn thận sẽ dễ đem những điều không may mắn vong linh về nhà.
  • Khi đi chùa, bạn cần lựa các trang phục phải phải sạch sẽ, giản dị cao cổ. Tuyệt đối không nên mặc váy ngắn, quần đùi, áo dây hay áo hở lưng, vừa phạm các điều cấm kỵ lại vừa phạm giới uế tạp nơi Phật đường.

Đi chùa là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người Việt Nam. Với nội dung trên bạn đã có thêm nhiều thông tin và bài văn khấn đi chùa đầy đủ nhất để có thể thể hiện được lòng thành kính và ước mong bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm:  Văn khấn gia Tiên ngày giỗ hàng năm