Ngày đăng: 25/01/2016

808,6 triệu địa chỉ IPv4 đã được đưa vào sử dụng trên toàn cầu

Theo báo cáo “Thực trạng Internet” của Akamai, trong quý 3/2015, có tổng cộng 808,6 triệu địa chỉ IPv4 đã được đưa vào sử dụng trên toàn cầu, tăng 4,8 triệu so với quý trước đó, đạt tốc độ tăng trưởng quý và năm lần lượt là 0,6% và 2,3%.

Với gần 148 triệu địa chỉ đã được sử dụng, chiếm thị phần 18%, Mỹ là nước đứng đầu trong top 10 quốc gia đã dùng nhiều địa chỉ Internet IPv4 nhất trong năm 2015. Tuy nhiên, số lượng địa chỉ IPv4 của Mỹ đã bị giảm 0,5% so với quý 2/2015 và giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc đứng thứ hai với 126 triệu địa chỉ, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2014.

>>> Xem thêm vps tại đây!

Quốc gia nào dùng nhiều địa chỉ IPv4 nhất thế giới?

Top 10 quốc gia dùng nhiều địa chỉ IPv4 nhất thế giới trong quý 3/2015

Trên bình diện toàn cầu, số lượng địa chỉ IPv4 được đưa vào sử dụng gia gia tăng tại 3/4 quốc gia trên thế giới. Trong đó, tốc độ tăng trưởng địa chỉ IPv4 theo năm nằm ở mức 100% tại 16 quốc gia. Tuy nhiên, 7 quốc gia trong số đó chỉ có ít hơn 2.000 địa chỉ IPv4. Ngoài ra, 30 quốc gia có tốc độ tăng trưởng địa chỉ IPv4 ở mức 50% trong khi có 5 quốc gia bị giảm tới 50%.

>>> Xem thêm ten mien tại đây!

Trong top 10 quốc gia dùng nhiều địa chỉ IPv4 nhất thế giới trong quý 3/2015, Anh và Hàn Quốc là 2 quốc gia có tốc độ tăng trưởng năm cao nhất với lần lượt 16 và 15%. Điều này cho thấy những thị trường này vẫn đang cần đến một miếng bánh lớn địa chỉ Internet.

Nhu cầu đó càng thúc giục các quốc gia ứng dụng địa chỉ Internet IPv6.

Và cũng theo Akamai, trong quý 3/2015, mặc dù những cảnh báo về sự cạn kiệt của địa chỉ mạng IPv4 đã được các tổ chức quản lý cấp phát tên miền Internet đưa ra từ rất sớm nhưng đến nay lưu lượng IPv6 vẫn chỉ chiếm khoảng 10% tổng lưu lượng Internet toàn cầu.

>>> Xem thêm hosting tại đây!

Theo thống kê của hãng này, Bỉ là quốc gia có lưu lượng IPv6 cao nhất thế giới với tỉ lệ 35% trong quý 3/2015. Thụy Sĩ, Mỹ, Peru, Đức, Portugal, Luxembourg, Greece, Estonia, Cộng hòa Séc là 9 quốc gia còn lại có tên trong top 10 quốc gia có lưu lượng IPv6 cao nhất thế giới nhưng tỉ lệ cũng chỉ nằm trong khoảng từ 8,6% đến 20%.

Theo phân tích của các chuyên gia, mặc dù IPv6 là một giao thức mạnh nhưng việc triển khai trên thực tế gặp khá nhiều khó khăn, trở ngại. Thậm chí, trong nhiều trường hợp việc chuyển đổi còn đòi hỏi phần cứng mới, trong khi giá thành lại đắt đỏ. Mặt khác, việc triển khai IPv6 sẽ không mang lại thêm bất kỳ nguồn doanh thu mới nào, ít nhất là tại thời điểm hiện tại. Chính những nguyên nhân này đã làm cho quá trình chuyển đổi từ IPv4 lên IPv6 chậm hơn so với kỳ vọng của ngành công nghiệp vô tuyến toàn cầu.