Ngày đăng: 10/07/2015

15 nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới

Có nhiều yếu tố có thể gây ra vô sinh ở phụ nữ, không ít nguyên nhân gây vô sinh bắt nguồn từ chính cơ thể người nữ giới. Thừa cân, hút thuốc, uống nhiều cà phê, kinh nguyệt không đều hay các vấn đề ở tử cung, buồng trứng… có thể khiến bạn khó thụ thai.

Hãy cùng tap chí mẹ yêu con tìm hiểu những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới

nhung ngyen nhan gay vo sinh o nu gioi

15 nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới

1. Vô kinh
Khi trưởng thành mà không có kinh nguyệt thì được gọi là vô kinh.
Vô kinh có thể là nguyên phát (từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ thấy kinh) hay thứ phát (đã từng có kinh nhưng sau đó không có kinh nữa hay là kinh rất thưa trên 6 tháng mới có kinh một lần).
Vô kinh có thể do rất nhiều lý do như: dị tật bẩm sinh đường sinh dục (không có tử cung, không có âm đạo), không rụng trứng, suy buồng trứng sớm ở phụ nữ còn trẻ nguyên phát hay sau điều trị có mổ cắt buồng trứng hay hóa trị xạ trị do ung thư.
Nếu vô kinh do không rụng trứng có thể kích thích buồng trứng để có con. Nếu do suy buồng trứng thì phải xin trứng của người khác.

2. Cân nặng 
Thiếu cân hoặc thừa cân, béo phì có thể ảnh hưởng đáng kể tới khả năng mang thai của bạn. Để biết được cân nặng của mình có hợp lý không, có thể dựa theo chỉ số BMI (cân nặng kg chia cho bình phương chiều cao tính theo mét) để tính tỷ lệ chiều cao và cân nặng. Những chị em có chỉ số BMI dưới 19 mất nhiều thời gian gấp 4 lần để thụ thai, theo tiến sĩ Isaac Sasson, một chuyên gia về nội tiết, sinh sản tại Chesterbrook, Pennsylvania, Mỹ. Nhiều phụ nữ có chỉ số BMI thấp có thể ngừng rụng trứng và mãn kinh sớm.

“Đó là quy luật sinh học cơ bản. Cơ thể bạn cần đủ dinh dưỡng để hỗ trợ khả năng mang thai, và não sẽ nhận biết khi có đủ nguồn năng lượng để làm việc này”, tiến sĩ Sasson nói.

thua hoac thieu can co the dan den vo sinh

Thừa hoặc thiếu cân cũng dẫn đến vô sinh

3. Viêm vùng chậu 

Bệnh viêm vùng chậu hoặc PID là một nguyên nhân rất phổ biến của vô sinh ở nữ giới. PID là một thuật ngữ liên quan tới viêm tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng và gây ra chủ yếu do nhiễm trùng hệ thống sinh sản hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cụ thể như chlamydia và bệnh lậu là thủ phạm chính liên quan đến PID. Thường xuyên khám phụ khoa và kiểm tra các bệnh tình dục là cách tốt nhất để tránh phát triển PID

viem vung chau gay vo sinh o nu gioi

Viêm vùng chậu gây vô sinh ở nữ giới

4. Tiếp xúc với hóa chất độc hại
Một nghiên cứu của Tạp chí Environmental Health Perspectives cho biết tiếp xúc thường xuyên với các chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu và các hợp chất độc hại trong công nghiệp có thể làm giảm 29% khả năng thụ thai của một cặp vợ chồng. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Đại học Washington, 15 loại hóa chất thông dụng có liên quan tới việc mãn kinh sớm ở nữ giới như phthalates (thường được tìm thấy trong các mỹ phẩm, nước hoa…), độc tố furan hay một số chất trong quá trình đốt công nghiệp.5. Hút thuốc
Hút thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng mang thai. Chất nicotine và các hóa chất có hại khác trong thuốc lá cản trở khả năng cơ thể tạo estrogen (loại hoóc môn chịu phần lớn trách nhiệm về sự rụng trứng) và trứng của bạn có thể bị bất thường. Nhìn chung, người hút thuốc thường mãn kinh sớm hơn 4 năm so với người không hút. May mắn là những ảnh hưởng xấu do hút thuốc có thể chấm dứt khi bỏ nó.

6. Uống rượu
Nếu bạn uống hơn 2 ly rượu mỗi ngày, khả năng có thai của bạn có thể giảm tới 60%. Thi thoảng bạn vẫn có thể uống với gia đình hay bạn bè nhưng nên hạn chế lượng uống và tránh say rượu. Và nhớ là, khi bạn đã thụ thai, việc sử dụng rượu cũng không an toàn cho thai kỳ.

7. Sử dụng các loại thức uống có caffein
Phụ nữ sử dụng hơn 500 mg caffein mỗi ngày (lượng caffein trong khoảng 5 cốc cà phê) sẽ giảm đáng kể khả năng có thai. Đáng nói là, một tách cà phê to đậm đặc có thể chứa tới 400 mg caffein. Ngoài ra, trong thanh chocolate, nước soda hay nước tăng lực cũng chứa caffein nên bạn rất dễ chạm mức dùng 500 mg chất này. Lượng caffeine một ngày bạn có thể nạp vào cơ thể ở mức an toàn là 250 mg.

8. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Cách tốt nhất để biết trứng có rụng không là xem chu kỳ kinh của mình có đều không. Hay nói cách khác, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn thất thường, tháng này là 30 ngày, tháng sau là 45 hay 90 ngày… bạn có thể cần nhờ tới bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp. Bằng cách theo dõi trứng rụng, bạn có thể gia tăng cơ hội thụ thai.

9. Tuổi tác
Khi bạn ở độ tuổi 20, cơ hội có thai (khi sex không dùng biện pháp tránh thai) là 25%. Qua tuổi 35, con số này giảm xuống còn 15% và còn ít hơn nữa (10%) khi bạn sang tuổi 40. Khi bạn 42 tuổi, cơ hội xuống dưới 1%. “Tuổi tác là một nhân tố quan trọng quyết định tới sự thành công của các biện pháp điều trị vô sinh. Đây là một thực tế đau lòng nhưng có thật”, tiến sĩ Isaac Sasson nói.
Nếu bạn dưới 35 tuổi, quan hệ tình dục thường xuyên và có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, cơ hội có thai trong vòng một năm là khoảng 85%. Nếu bước qua tuổi 35 và đã cố gắng ít nhất trong vòng 6 tháng nhưng vẫn không có kết quả thì nên gặp các chuyên gia để được tư vấn những biện pháp can thiệp kịp thời.

10. Các vấn đề sức khỏe
Hội chứng đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung có thể ảnh hưởng đến cơ hội mang thai của người phụ nữ. Ngoài ra, những người bị rối loạn tự miễn dịch (như lupus, viêm khớp dạng thấp) cũng khó có thai vì quá trình gặp nhau giữa trứng và tinh trùng không thể diễn ra.

11. Tập thể dục quá sức
Tập luyện quá nhiều có thể có tác động tiêu cực đến sự rụng trứng của phụ nữ. Một nghiên cứu về khả năng sinh sản và vô sinh cho biết phụ nữ tập luyện quá độ khó thụ thai gấp 3 lần so với những người rèn luyện vừa sức.

15 yếu tố không gây vô sinh ở nữ giới

Tập luyện quá nhiều có thể có tác động tiêu cực đến sự rụng trứng của phụ nữ.

12. Bệnh tật
Bệnh tật Các bệnh như tiểu đường, tuyến giáp, thận, tuyến thượng thận, và bệnh gan có thể góp phần gây vô sinh ở nữ giới. Một số trong số này có một tác động trực tiếp hơn về khả năng sinh sản và những người khác là gián tiếp.
Rối loạn tuyến giáp ảnh hưởng đến sự rụng trứng và gây ra các vấn đề về vô sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ khó thụ thai đều có tuyến giáp hoạt động kém.

13. Trục trặc ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng là con đường để trứng đi từ buồng trứng tới tử cung. Nếu có trục trặc gì đó trên con đường này, bạn sẽ khó thụ thai. Những trục trặc liên quan đến ống dẫn trứng chiếm đến 35% tổng số vấn đề gây vô sinh. Khi đi khám vô sinh, bác sĩ có thể chỉ định bạn chụp cản quang ống dẫn trứng để kiểm tra có tắc ở đoạn nào không. Những chị em từng bị bệnh lây truyền qua đường tình dục, phẫu thuật ổ bụng và một số yếu tố khác có nguy cơ bị tắc ống dẫn trứng cao hơn.

14. Tiêm thuốc tránh thai
Khi dừng các biện pháp tránh thai nội tiết tố, bạn có thể mang bầu trong vòng một tháng. Tuy nhiên, tránh thai bằng cách tiêm lại là ngoại lệ. Mỗi mũi tiêm có thể phòng ngừa thụ thai từ 12-14 tuần. Bởi vậy, sau khi dừng tiêm thuốc, bạn phải mất một năm mới có thể thụ thai.
Do đó, các bác sĩ khuyên phụ nữ nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm khoảng vài tháng trước khi lên kế hoạch có thai.

15. Căng thẳng 
Phụ nữ phải chịu áp lực trong thời gian dài sẽ khiến cho buồng trứng không tiếp tục bài tiết hormone nữ, rụng trứng, kinh nguyệt thất tường, thậm chí tắc kinh. Điều đó khiến quá trình thụ thai gặp khó khăn. Những người làm việc trong môi trường cạnh tranh ác liệt, lượng công việc luôn chồng chất, căng thẳng, khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng cao.

Xem thêm:
Cây chùm ngây và công dụng chữa bệnh thần kỳ